Trong Đông y, yếm rùa có tên là quy bản. Vị thuốc này vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng bổ tâm, thận; dùng chữa âm thận hư, đau nhức xương, trị di tinh, lưng gối đau yếu, lỵ lâu ngày,… hiệu quả. Hiện nay, vẫn còn lưu truyền các bài thuốc chữa bệnh từ bột yếm rùa và mai rùa. Trong đó, bột yếm rùa được dùng nhiều hơn.
Theo Đông y, rùa còn có nhiều tên như kim quy, nguyên chư. Các bộ phận của rùa đều có tác dụng:
- Bổ thận, tư âm dưỡng huyết.
- Lưu thông khí huyết khử ứ, mạnh gân cốt cơ nhục.
- Trừ chứng nhiệt chưng
Hiện nay, trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ bột yếm rùa và mai rùa; trong đó yếm rùa là bộ phận được dùng làm thuốc nhiều hơn cả.
Xem thêm những bài thuốc chữa yếu sinh lý, rối loạn cương dương theo Đông Y Cổ Truyền
Rùa từ lâu đã được chế biến thành các món ăn bài thuốc bồi bổ sức khỏe
Yếm rùa là gì?
Yếm rùa là phần vỏ cứng ở nằm ở dưới bụng con rùa. Phần ở trên lưng rùa gọi là mai rùa (mu rùa). Gộp mai rùa và yếm rùa gọi là quy bản; có tên thuốc là kim quy, quy giáp; có tên khoa học Chinemys reevessil Gray, thuộc họ rùa Testudinidae.
Yếm rùa được lấy ở những con rùa còn sống thì gọi là huyết bản; ở những con đã nấu chín thì gọi là thang bản. Có thể thu hoạch quy bản quanh năm nhưng nhiều nhất là vào từ tháng 8 -12.
Bột yếm rùa có tác dụng gì?
Theo Y học hiện đại, khi nghiền thành bột yếm rùa; thu được chất keo, chất béo và muối canxi. Nếu thủy phân sẽ thu được một số acid amin như:
- Analin.
- Leucin.
- Tyrosin.
- Cystin.
- Acid glutamic.
- Histidin.
- Lysin.
- Aginin.
- Glycocol.
Theo nghiên cứu khóa học Đông Y hiện đại; cho thấy những axit amin cùng chất khoáng; và vitamin có trong bộ phận của rùa. Có giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh cao.
Theo tài liệu cổ Hải Thượng Lão Ông, quy bản có:
- Vị ngọt, tính hàn.
- Bổ vào 4 kinh thận, tâm, can và tỳ
- Có tác dụng bổ tâm thận, tư âm, bổ âm huyết, thông kinh lạc.
Yếm rùa thường dùng để chữa:
- Đau nhức trong xương.
- Lưng gối đau yếu.
- Ho lâu ngày.
- Trị di tinh ở nam giới, lỵ kinh niên, sốt rét mãn tính.
- Các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh, trẻ em gầy yếu,…
Yếm rùa là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh
Để trị bệnh, yếm rùa thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để mang lại hiệu quả tốt nhất:
- Can dương vượng do can thận âm hư; biểu hiện mệt mỏi, cảm giác căng đau ở đầu và nhìn mờ. Quy bản phối hợp với Bạch thược, Ngưu tất, Thạch quyết minh, Câu đằng.
- Gân cốt kém được nuôi dưỡng do âm bị hao tổn bởi bệnh có sốt; biểu hiện chuột rút và co giật bàn tay bàn chân. Quy bản phối hợp với A giao, Thục địa hoàng, Mẫu lệ.
- Can thận âm hư; biểu hiện đau lưng mỏi gối và yếu gân cốt. Quy bản phối hợp với Ngưu tất, Long cốt, Thục địa hoàng.
- Rối loạn thần trí do âm huyết hư; biểu hiện mất ngủ, hay quên, hồi hộp và hoảng hốt. Quy bản phối hợp với Long cốt, Thạch xương bồ, Viễn chí.
- Âm hư huyết nhiệt; biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều và đái máu. Quy bản phối hợp với Thục địa hoàng và Mặc hạn liên.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ bột yếm rùa
Yếm rùa thường phối hợp với một số vị thuốc khác để điều trị bệnh
1. Bài thuốc trị chứng âm hư hoả vượng với bột yếm rùa
+ Biểu hiện: Nóng âm ỉ trong xương, mồ hôi trộm, tai ù, tai điếc, đầu gối và ống chân đau buốt, nóng.
+ Bài thuốc: Hoàn đại bổ âm:
- Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Hoàng bá 16g, tri mẫu 16g, thục địa 24g, quy bản 24g.
- Cách dùng: Các vị thuốc đem nghiền thành bột, thêm tuỷ xương lợn và luyện với mật làm hoàn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g; uống lúc đói, chiêu với nước gừng hoặc nước muối loãng.
2. Bài thuốc trị chứng suy nhược với bột yếm rùa
+ Biểu hiện: Sau khi sốt cao, bệnh tà chưa lui, làm khô hết tân dịch, mặt lưỡi đỏ sẫm, thở ngắn không có sức và chân tay co giật.
+ Bài thuốc: Đại định phong châu:
- Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Sinh bạch thược 24g, a giao hấp 12g, sinh quy bản 16g, sinh địa 24g, ma nhân 8g, ngũ vị tử 8g, mẫu lệ 16g, mạch đông 24g, chích thảo 16g, sinh miết giáp 16g, lòng đỏ trứng gà 2 cái.
- Cách dùng: Lòng đỏ trứng gà để riêng. Các vị khác sắc lấy nước, bỏ bã rồi cho trứng gà vào đánh cho thật đều để dùng.
3. Bài thuốc trị chứng âm hư huyết nhiệt, hành kinh ra quá nhiều
+ Biểu hiện: Phụ nữ hành kinh quá nhiều khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
+ Bài thuốc: Hoàn cố kinh.
- Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Quy bản 63g, hoàng cầm 63g, bạch thược 63g, hoàng bá 12g, hương phụ 10g. Tán thành bột mịn, làm hoàn.
- Cách dùng: Các vị thuốc đem tán thành bột mịn, làm hoàn. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 12 – 15g.
4. Bài thuốc chữa thận hư bằng bột yếm rùa
+ Biểu hiện: Đau lưng gối mỏi, di tinh.
+ Bài thuốc:
- Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Quy bản 20g, rễ cây trung quân 20g, vỏ đỗ trọng nam 30g, rễ nhàu 20g, sâm bố chính 20g.
- Cách dùng: Tất cả các vị thuốc đem thái nhỏ sao vàng, ngâm rượu. Mỗi ngày uống 1 – 2 chén nhỏ.
+ Kiêng kỵ: Người âm hư không có nhiệt chứng không được dùng.
Quy bản (yếm rùa) là vị thuốc quý, hiện được bào chế dưới dạng cao hay dạng bột dùng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Bột yếm rùa phối hợp các dược liệu khác như: Rắn đỏ Mamushi, Tongkat Ali, Nhân sâm, Nấm Linh chi, Kiến gai đen Nhật, củ Maca… có trong viên uống tăng cường sinh lực Fuji Sumo là lựa chọn tối ưu cho nam giới gặp các vấn đề về sức khỏe như: Thận hư, đau lưng mỏi gối, tinh thần uể oải, cơ thể suy nhược, di mộng tinh.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đều đặn Fuji Sumo còn hỗ trợ gia tăng sản sinh tinh dịch, tăng chất lượng tinh trùng, cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, kéo dài đỉnh cực khoái.
Fuji Sumo có thành phần có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn cho người sử dụng và mang lại hiệu quả bền vững lâu dài.