Viêm tinh hoàn là tình trạng viêm một hay hai tinh hoàn; biểu hiện bằng tình trạng sưng đau đột ngột, sốt, buồn nôn, xuất tinh ra máu,….
Điều trị viêm tinh hoàn cần được tiến hành kịp thời và đúng cách nếu không muốn gặp phải các biến chứng như: Teo tinh hoàn, áp xe bìu, vô sinh,…
Viêm tinh hoàn là gì?
Xem thêm: Tinh trùng yếu là gì?
Viêm tinh hoàn là hiện tượng viêm xảy ra khu trú tại nhu mô tinh hoàn.

Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi, nhưng nhóm tuổi 5 – 6 tuổi bị hẹp bao quy đầu và dị dạng đường tiết niệu; người trưởng thành từ 18 – 35 tuổi do hoạt động tình dục hoặc người lớn trên 45 tuổi do nhiễm khuẩn tiết niệu sau đặt ống thông tiểu; hay do tắc nghẽn đường tiểu thường hay mắc bệnh hơn cả.
Những điều bạn nên biết về bệnh viêm tinh hoàn
Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn
Có nhiều nguyên nhân gây viêm tinh hoàn, nhưng vi khuẩn là tác nhân chủ yếu. Ngoài ra, virut, kí sinh trùng, nấm, Rickettsia và cytomegalovirus cũng được xác định là “thủ phạm” gây bệnh viêm tinh hoàn.

Nếu bạn là người có đời sống tình dục không lành mạnh; mắc các bệnh lây qua đường tình dục (bệnh lậu, chlamydia, giang mai,…); thường quan hệ bằng đường “cửa sau”; có hoạt động thể lực quá mức; đã trải qua các phẫu thuật đường tiết niệu có đặt sonde niệu đạo; chưa được tiêm phòng bệnh viêm quai bị; có các dị dạng đường tiết niệu như valse niệu đạo sau, hẹp miệng sáo, hẹp bao qui đầu, u phì đại tiền liệt tuyến,… thì hãy cẩn thận, đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm tinh hoàn.
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh viêm tinh hoàn
Không khó để phát hiện bệnh viêm tinh hoàn. Một vài bất thường sau nếu mắc phải thì bạn hoàn toàn có căn cứ để nghi ngờ đây là biểu hiện bệnh viêm tinh hoàn.
- Triệu chứng bệnh viêm tinh hoàn cấp tính: Ở giai đoạn cấp tính, khi mới mắc bệnh nam giới sẽ dễ sốt cao, tinh hoàn sưng đỏ và phù nề, đau nhức vùng da bìu, hai bên bẹn. Ngoài ra, nhiều nam giới cũng phản ánh tình trạng háng đau và nhức mỏi bên trong.

- Triệu chứng viêm tinh hoàn mãn tính: Ở giai đoạn mãn tính, người bệnh bị viêm tinh hoàn cũng có biểu hiện tương tự như giai đoạn cấp nhưng mức độ trầm trọng hơn. Bạn sẽ cảm nhận rõ những cơn đau kéo sâu xuống vùng bẹn và 2 bên háng; cảm giác đau nóng, nhức phần bìu và mào tinh hoàn sưng to; gây khó khăn trong việc đi lại và đau đớn mỗi khi di chuyển.
Có thể xem thêm:
Cách điều trị bệnh viêm tinh hoàn
Bệnh viêm tinh hoàn có thể gây ra nhiều biến chứng; ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, nếu được chữa trị tốt thì hầu hết các trường hợp đều khỏi bệnh hoàn toàn mà không để lại di chứng gì; rất hiếm khi dẫn đến vô sinh. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ là bệnh viêm tinh hoàn thì cần chữa trị kịp thời.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết; dựa vào các triệu chứng cụ thể và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh viêm tinh hoàn phù hợp.

Trường hợp viêm tinh hoàn do nhiễm khuẩn dựa trên kết quả kháng sinh đồ để điều trị. Trong lúc chờ đợi kháng sinh đồ; hoặc không có kháng sinh đồ có thể tiến hành điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm dựa vào độ tuổi mắc bệnh; dự đoán vi khuẩn gây bệnh như sau:
- Người bệnh đang trong độ tuổi sinh sản (15-35 tuổi); nghi ngờ vi khuẩn gây bệnh là tác nhân lây truyền qua đường tình dục là N. Gonococus và Chalmydia.T: Ceftriaxone, tiêm bắp một liều duy nhất 1-2g, kết hợp với Doxyciline 200mg/ngày trong 10 ngày. Hoặc có thể dùng Azithromycine uống một liều duy nhất thay thế cho Doxyciline trong trường hợp chống chỉ định.
- Người bệnh dưới 15 hoặc trên 35 tuổi; nghi ngờ tác nhân gây bệnh là các vi khuẩn đường ruột như Ecoli: Dùng nhóm Quinolon như Ofloxacine 300 mg uống ngày 2 lần trong 10 ngày; hoặc Norfloxacine 400 mg, ngày 2 lần trong 10 ngày; hoặc Levofloxacine 500 mg ngày 1 lần trong 10 ngày.
vẫn còn nhiều tranh cãi vì thiếu bằng chứng về những lợi ích của nó.
Lưu ý: Những thông tin tin tức sức khỏe gợi ý về cách điều trị bệnh viêm tinh hoàn trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị bệnh khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.