Không chỉ làm thực phẩm, củ hoài sơn với vị ngọt, tính bình và công dụng dưỡng vị sinh tân, ích phế bổ thận, chỉ khát,… còn là vị thuốc quý trong đông y. Theo kinh nghiệm, nếu nam giới thận dương kém, dương sự yếu, đi tiểu đục, tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng,… có thể sử dụng loại sơn dược này để khắc phục.
Củ hoài sơn thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi. Từ xa xưa, loại củ này được nhân dân ta đào về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Ngày nay, do nhu cầu dược liệu nên cây được trồng nhiều ở đồng bằng để làm thuốc. Hẳn còn nhiều điều thú vị về loại củ này nữa mà mọi người vẫn chưa biết.
Những điều bạn chưa biết về củ hoài sơn
Hoài sơn là cây gì?
Củ hoài sơn hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như sơn dược, chính hoài, củ khoai mài, củ mài, củ lỗ; có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk, thuộc họ củ nâu.
Hình ảnh cây củ mài
Hoài sơn mọc tự nhiên rất nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta (Từ Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng trị tới Lâm Đồng, Bình Phước…). Ở các tỉnh đồng bằng, loài cây này cũng được người dân đưa về trồng quanh vườn làm bóng mát và lấy củ chế biến dược liệu.
Cây hoài sơn thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng và thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, có màu vàng. Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám và phần thịt mềm có màu trắng. Nếu thoạt nhìn có thể nhiều người sẽ nhầm tưởng đó là củ từ.
Hình ảnh củ mài (củ hoài sơn)
Trong thời kì kháng chiến, củ hoài sơn được nhân dân ta sử dụng làm nguồn lương thực chính để đảm bảo cho bộ đội ta tiến hành chiến tranh du kích trong lòng địch.
Ngoài ra, từ lâu củ hoài sơn cũng được ông cha ta sử dụng như một loại thuốc quý. Để làm thuốc, người ta đào củ vào mùa hè – thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch rồi gọt vỏ cho vào lò xông 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.
Củ mài có tác dụng gì?
Rễ củ chứa nhiều hạt tinh bột, rễ là một vị thuốc trong đông y. Trị kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát. Củ mài cũng là một loại lương thực dùng để chống đói trong lúc hạn hán, đói kém hoặc một loại thuốc (Đông y gọi là Hoài sơn) giúp làm giảm sự thèm ăn bột đường cho người bệnh tiểu đường; nguyên do là củ mài có hàm lượng tinh bột rất cao (gần bằng gạo) và chứa protein mucin có tác dụng thủy phân tinh bột thành đường…
Theo hoài sơn wiki
Dược liệu Hoài sơn
Còn theo tài liệu Y học cổ truyền: Dược liệu hoài sơn có vị ngọt không mùi, tính bình không độc là thuốc bổ mát có tác dụng dưỡng vị sinh tân, ích phế bổ thận, chỉ khát chữa tỳ vị suy nhược, nóng sốt khát nước, mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều, ăn khó tiêu, viêm ruột, đái tháo đường, mụn nhọt, kiết lỵ lâu ngày, di tinh,…
Dạng dùng thông thường là thuốc sắc hay thuốc bột với liều 20-30g một ngày cho người lớn, còn trẻ em tùy tuổi uống ít hơn. Ngoài ra, củ hoài sơn còn được phối hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa bệnh.
Một số bài thuốc từ dược liệu hoài sơn
+ Chữa suy nhược cơ thể sau rối loạn tiêu hóa kéo dài: Củ mài 12g; biển đậu 12g; ý dĩ 12g; vỏ quýt 6g; hạt sen 12g; bố chính sâm 16g; bạch truật 12g; hạt cau 10g; nam mộc hương 6g. Tất vả đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Dùng 7-10 ngày.
+ Bồi bổ sức khỏe: Củ mài 50g; khoai sọ 200g; gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), thường được dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.
+ Ăn uống kém, khó tiêu do tỳ vị hư nhược: Củ mài 100g; xuyên tiêu 30g; đường trắng 30g; khiếm thực 100g; gạo nếp 1.000g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột; Củ mài, khiếm thực, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Sau đó, trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần lấy 30 – 60g pha với nước sôi và một ít đường trắng để uống.
+ Trẻ em suy dinh dưỡng: Củ mài 20g; biển đậu 10g; lòng đỏ trứng gà 1 cái; đường trắng 20g; gạo 50g. Củ mài sấy khô; Gạo, biển đậu đều xay thành bột; Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ và khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, dùng ăn liền 15 ngày.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, củ hoài sơn còn được cho là có tác dụng tuyệt vời cho nam giới gặp các trục trặc trong đời sống tình dục.
Củ hoài sơn – “dược liệu quý” cho quý ông mềm yếu
Các cuốn kinh thư cổ có viết, củ mài còn gọi là “sơn dược” có tác dụng bổ thận tráng dương mạnh, giúp cường tinh, sáng mắt và tăng cường thính lực cho tai.
Theo đó, nam giới có chức năng sinh lý suy yếu, có thể tham khảo những bài thuốc từ hoài sơn sau để chữa trị:
Bài thuốc “Tế sinh Thận khí hoàn”
- Thành phần: Thục địa 16g; đan bì 8g; hoài sơn (củ mài) 12g; sơn thù 8g; nhục quế 6g; phục linh 12g; trạch tả 8g; xa tiền tử 12g; ngưu tất 8g; phụ tử chế 6g.
- Cách làm thuốc: Các vị thuốc trên tán bột mịn quyện với mật mía, làm viên hoàn mỗi viên 5g. Mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên sau khi ăn sáng và ăn tối, uống với nước đun sôi để ấm.
- Công dụng: Bài thuốc có tác dụng điều trị chứng tỳ thận hư yếu, ăn ngủ kém, đau lưng, tiểu tiện không thông (hay đái rắt), nam giới dương sự kém. Ngoài ra, phụ nữ lãnh cảm tình dục cũng có thể sử dụng bài thuốc này.
Bài thuốc “Sơn dược hoàn”
- Thành phần: Hoài sơn 16g; cửu thái tử (hạt hẹ)12g; sơn thù 6g; thỏ ty tử (hạt tơ hồng) 12g; thục địa 12g; xa tiền tử (hạt mã đề) 12g; phụ tử chế 6g; nhục quế 6g.
- Cách làm thuốc: Tán bột các vị thuốc trên với mật mía, mỗi viên 5g. Mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn sáng và ăn tối.
- Công dụng: Đại bổ thận tráng dương, điều trị chứng hạ nguyên hư suy, thận suy dẫn đến vô sinh.
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc hoài sơn
Dược liệu hoài sơn được xem như một vị thuốc quý. Có giá trị nên hiện nay có nhiều nơi đã làm giả bằng cách độn hoặc làm hoàn toàn từ củ khoai mỳ (củ sắn). Do đó, nếu mua hoài sơn để làm thuốc bạn cần hết sức thận trọng.
Trong trường hợp muốn cải thiện chức năng sinh lý, bồi bổ cơ thể bằng hoài sơn một cách an toàn và tiết kiệm thời gian, thì bạn có thể tham khảo các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ dược liệu này.
***Gợi ý cho bạn:
Fuji Sumo – viên uống tăng cường sinh lực có thành phần chiết xuất từ Hoài sơn cùng các dược liệu quý từ thiên nhiên khác như: Rắn đỏ Mamushi, Tongkat Ali, Nấm Linh chi, Nhân sâm, Củ Maca, Hạt Guarana, Bọ cạp, Kiến gai đen Nhật,… là sự lựa chọn tuyệt vời cho nam giới muốn:

+ Tăng sản sinh tinh dịch.
+ Tăng chất lượng tinh trùng.
+ Cải thiện tình trạng xuất tinh sớm.
+ Kéo dài đỉnh cực khoái.
Mỗi ngày sử dụng 2 viên Fuji Sumo, kết hợp cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, nam giới sẽ sở hữu một nền tảng sức khỏe bền vững cùng đời sống tình dục viên mãn.