Chỉ số nội tiết tố nam như thế nào là bình thường?

Nội tiết tố sinh dục nam bao gồm 4 chất chủ yếu là FSH, LH, Testosterone và Androgen. Hãy cẩn thận nếu các chỉ số nội tiết tố nam thay đổi, có thể bạn đang gặp phải những vấn đề về sinh lý hay chức năng sinh sản.

Hệ nội tiết tố sinh dục nam gồm nhiều chất, trong đó FSH, LH, Testosterone và Androgen là 4 loại nội tiết tố chủ yếu. Sự điều hòa của những chất này trong hệ trục hạ đồi – tuyến yên – tinh hoàn sẽ đảm bảo cho quá trình sinh tinh bình thường.

Khi nào cần kiểm tra các chỉ số nội tiết tố nam?

Theo các chuyên gia: Giá trị bất thường tăng hay giảm của chúng thường cảnh báo sự rối loạn trong quá trình sinh tinh, ảnh hưởng đến việc thụ thai. Ngoài ra, các vấn đề về chức năng sinh lý và các dấu hiệu sức khỏe khác ở nam giới cũng liên quan đến các chỉ số nội tiết tố.

Chỉ số nội tiết tố nam như thế nào là bình thường
Sự rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể   

Khác với nữ giới, việc kiểm tra nội tiết tố được thực hiện thường xuyên thì nam giới lại không.

Thông thường, xét nghiệm nội tiết tố nam chỉ được chỉ định trong các trường hợp chẩn đoán vô sinh nam; kết hợp với khám lâm sàng, làm tinh dịch đồ. Thông qua kết quả sẽ xác định được nồng độ các hormon cơ bản và chức năng của các tuyến bài tiết các hormon trên.

Ngoài ra, một số trường hợp gặp phải các trục trặc trong đời sống vợ chồng. Như: Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục,… nghi ngờ do suy sinh dục gây ra; có ý định điều trị bằng cách bổ sung nội tiết tố thì cần thiết phải làm xét nghiệm này.

Chỉ số nội tiết tố nam bao nhiêu là bình thường?

 Để xác định hệ nội tiết tố của người nam giới có bình thường hay không cần căn cứ vào nhiều chỉ số.

Chỉ số nội tiết tố FSH

Do tuyến yên tiết ra, có tác dụng kích thích tế bào Sertoli sản sinh tinh trùng. Thời gian bán thải của FSH từ 3-5 giờ. Vì vậy nồng độ của FSH ít thay đổi trong ngày.

** Chỉ số FSH bình thường: Từ 2 – 12 mIU/ ml.

FSH cao phải làm sao? Nếu nồng độ FSH cao chứng tỏ tinh hoàn không còn đáp ứng với kích thích của nội tiết hướng sinh dục. Quá trình sinh tinh bị tổn thương và tinh hoàn không còn sản xuất tinh trùng được nữa. Còn FSH thấp là dấu hiệu của suy hạ đồi, tuyến yên.

Chỉ số nội tiết tố FSH như thế nào là bình thường
Chỉ số FLH cao sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, dẫn đến vô sinh

Chỉ số nội tiết tố LH

Cũng do tuyến yên tiết ra và được tiết ra theo từng nhịp phóng thích trong ngày. Tuy nhiên, thời gian bán thải của LH chỉ 50 phút, nên nồng độ của nó luôn thay đổi trong ngày. LH có tác dụng kích thích tế bào Leydig sản xuất Testosterone.

**Chỉ số LH bình thường: Từ 2 – 12 mIU/ ml.

Chỉ số LH thấp ở nam giới sẽ gây rối loạn nội tiết tố. Nếu LH tăng cao quá mức có thể là kết quả của suy tinh hoàn nguyên phát, hội chứng Klinefelter hoặc suy tế bào Sertoli và suy sinh dục nguyên phát.

Chỉ số nội tiết tố Testosterone

Do tế bào Leydig ở tinh hoàn tiết ra, có tác dụng kích thích tế bào Sertoli sản xuất tinh trùng và hình thành các đặc điểm giới tính phụ. Bao gồm:

  • Phát triển dương vật, tinh hoàn.
  • Mọc râu và lông của cơ thể.
  • Phát triển tiền liệt tuyến và phát triển cơ và xương.

Ngoài ra, Testosterone cùng với FSH còn có tác động lên các ống sinh tinh nằm bên trong tinh hoàn, kích thích các ống này sản xuất tinh trùng.

suy giảm testosterone ảnh hưởng đến chức năng sinh lý
Chỉ số nội tiết tố nam Testosterone suy giảm biểu hiện rõ ràng bằng việc nam giới giảm hứng thú với “chuyện ấy”

** Chỉ số Testosterone bình thường ở nam giới: Từ 3 – 10 ng/ml.

Nếu testosterone thấp sẽ gây nên giảm phát triển lông. Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, liệt dương,…

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

Chỉ số nội tiết tố Androgen

Được sản xuất tại các tuyến thượng thận và tuyến sinh dục nam (tinh hoàn) như một bước trung gian trong con đường sinh tổng hợp để sản xuất hormone Testosterone).

+ Chỉ số Androgen bình thường: Phụ thuộc vào từng độ tuổi như sau:

chỉ số nội tiết tố nam
Chỉ số Androgen tiêu chuẩn theo từng độ tuổi

Nếu nồng độ Androgen trong máu tăng thì nguyên nhân thường gặp. Như: Khối u thượng thận, tăng sản tế bào tuyến thượng thận bẩm sinh (congenital adrenal hyperplasia); hội chứng Cushing, khối u tinh hoàn.

Còn giảm thì thường do: Giảm chức năng tuyến sinh dục, giảm hormon sinh dục (hypogonadism) hoặc bệnh Addison.

Để biết chính xác chỉ số nội tiết tố nam của mình có bình thường hay không hay đang rơi vào tình trạng rối loạn nội tiết tố nam, nam giới cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tiến hành thực hiện các loại xét nghiệm cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:   Ngủ hay bị thức giấc ban đêm là triệu chứng bệnh gì?